Những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật tháng 10/2021)

Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN xin trân trọng thông báo những văn bản liên quan đến hoạt động của Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN (cập nhật tháng 10/2021)
1. Quy định số 37-QĐ/TW ngày ngày 25 tháng 10 năm 2021 về những điều đảng viên không được làm.
a) Hiệu lực thi hành: Quy định này có hiệu lực từ ngày 25/10/2021 và thay thế Quy định số 47-QĐ/TW, ngày 01/11/2011.
b) Đối tượng áp dụng: Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam
c) Nội dung cơ bản:
Ngày 25/10/2021, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ban hành Quy định 37-QĐ/TW năm 2021 về những điều đảng viên không được làm.
Theo đó, so với Quy định 47-QĐ/TW năm 2011 thì Quy định mới đã bổ sung, làm rõ những điều đảng viên không được làm như:
- “Tư duy nhiệm kỳ”, đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức, thấy đúng không bảo vệ, thấy sai không đấu tranh;
- Phản bác, phủ nhận, xuyên tạc chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Không thực hiện trách nhiệm nêu gương; chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, vụ lợi;
- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận giả, không hợp pháp;
- Nhập quốc tịch, chuyển tiền, tài sản ra nước ngoài trái quy định;
- Thờ ơ, vô cảm với các hành vi sai trái trong xã hội;...
 
2. Nghị định số 89/2021/NĐ-CP ngày 18 tháng 10 năm 2021 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
a) Hiệu lực thi hành: Nghị định này sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01/9/ 2017 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 12 năm 2021.
b) Đối tượng áp dụng:
Cán bộ trong các cơ quan nhà nước;
Công chức trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức chính trị-xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện và công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là cấp xã).
Viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập.
c) Nội dung cơ bản:
Chính phủ vừa ban hành Nghị định 89/2021/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 101/2017/NĐ-CP về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
Theo đó, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng viên chức được đảm bảo theo quy định pháp luật, gồm:
- Đóng góp của viên chức;
- Nguồn tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
- Nguồn kinh phí đào tạo, bồi dưỡng theo các Chương trình, Đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt; (Nội dung mới bổ sung)
- Các nguồn khác.
Nhà nước có chính sách hỗ trợ kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số.
Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, UBND cấp tỉnh chủ động bố trí từ nguồn kinh phí chi thường xuyên và nguồn kinh phí khác để:
Hỗ trợ cho cán bộ, công chức, viên chức là nữ, là người dân tộc thiểu số được cử tham gia đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc. (Nội dung mới bổ sung)
Bên cạnh đó, bổ sung quy định kinh phí đào tạo, bồi dưỡng đối với các đối tượng khác áp dụng Nghị định 101/2017/NĐ-CP do:
Cá nhân, nguồn kinh phí hoạt động của cơ quan, đơn vị và các nguồn khác bảo đảm theo quy định của pháp luật…
 
3. Quyết định số 3385/QĐ-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2021 về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Hiệu lực thi hành: Quyết định này thay thế Quyết định số 4863/QĐ-BGDĐT ngày 09/11/2018 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.
b) Nội dung cơ bản:
Ngày 15/10/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 3385/QĐ-BGDĐT về việc công bố thủ tục hành chính được thay thế lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Theo đó, công bố thủ tục hành chính được thay thế: Thủ tục đề nghị miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho trẻ em, học sinh, sinh viên. Thủ tục hành chính thay thế là Thủ tục đề nghị miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
Cụ thể, trong vòng 45 ngày làm việc từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) của người học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên; người học tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đại học thuộc đối tượng được miễn giảm gửi đơn đề nghị đến cơ sở giáo dục theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hệ thống giao dịch điện tử.
Với các đối tượng học công lập, Phòng Giáo dục và Đào tạo (PGDĐT) chi trả, quyết toán kinh phí hỗ trợ chi phí học tập trực tiếp cho cha mẹ (hoặc người giám hộ) của trẻ mẫu giáo, học sinh tiểu học, trung học cơ sở; cha mẹ (hoặc học viên) học các cơ sở giáo dục thường xuyên hoặc ủy quyền cho cơ sở giáo dục chi trả, quyết toán với PGDĐT...
 
4. Công văn số 4726/BGDĐT-GDTC ngày 15 tháng 10 năm 2021 về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục
a) Hiệu lực thi hành: Công văn này có hiệu lực thi hành từ ngày 15/10/2021.
b) Đối tượng áp dụng: Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
c) Nội dung cơ bản:
Ngày 15/10/2021, Bộ GD&ĐT vừa ban hành Công văn 4726/BGDĐT-GDTC về tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp tại các cơ sở giáo dục.
Theo đó, Bộ GD&ĐT đề nghị các tỉnh thực hiện ngay một số nội dung, đơn cử như:
Căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định tổ chức hoạt động dạy học trực tiếp phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh.
Chỉ đạo thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 theo quy định, trong đó:
- Địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 3 (nguy cơ cao):
+ Tổ chức dạy học trực tiếp kết hợp với dạy học trực tuyến, trên truyền hình.
+ Căn cứ điều kiện thực tế, các địa phương quyết định kế hoạch dạy học cho từng lớp, khối lớp;
+ Cấp học phổ thông, ưu tiên dạy trực tiếp các lớp 1, lớp 2, lớp 6, lớp 9 và lớp 12, bảo đảm giãn cách phù hợp với điều kiện cơ sở vật chất và các điều kiện an toàn trong công tác phòng, chống dịch.
- Đối với các địa bàn được xác định dịch ở cấp độ 1 và cấp độ 2 (nguy cơ thấp và trung bình):
+ Tổ chức dạy học trực tiếp;
+ Củng cố các điều kiện hạ tầng công nghệ thông tin, trang thiết bị, phương tiện để sẵn sàng chuyển sang các hình thức dạy học khác khi dịch bệnh diễn biến phức tạp;...
 
5. Kế hoạch số 1176/KH-BGDĐT ngày 27 tháng 10 năm 2021 về triển khai phong trào thi đua “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”
a) Hiệu lực thi hành: Kế hoạch này có hiệu lực thi hành từ ngày 27/10/2021.
b) Đối tượng áp dụng: Ngành Giáo dục
c) Nội dung cơ bản:
Ngày 27/10/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Kế hoạch số 1176/KH-BGDĐT về triển khai phong trào thi đua “Toàn ngành Giáo dục đoàn kết, chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch COVID-19, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học”.
Theo đó, đối với trường học, cơ sở giáo dục, tập thể lãnh đạo nhà trường chủ động, sáng tạo xây dựng kế hoạch, kịch bản, giải pháp linh hoạt nhằm sẵn sàng ứng phó với các tình huống dịch bệnh xảy ra trong nhà trường, phù hợp với điều kiện thực tiễn dịch bệnh tại địa phương và thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ năm học.
Chuẩn bị tốt các điều kiện cơ sở vật chất; căn cứ phân loại đánh giá, xác định cấp độ dịch theo từng địa bàn để quyết định tổ chức dạy học trực tuyến phù hợp với tình hình kiểm soát dịch bệnh, tận dụng tối đa thời gian tổ chức dạy học trực tiếp; phối hợp giữa gia đình và nhà trường chăm sóc, giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên đảm bảo an toàn, hiệu quả trong thời gian học trực tuyến, qua truyền hình, giao bài tự học.
Đối với cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên, nhân viên, học sinh, sinh viên, học viên thực hiện đồng bộ, đầy đủ các chủ trương, Nghị quyết, Chỉ thị, Kết luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các yêu cầu của Bộ Y tế, chính quyền địa phương về công tác phòng, chống đại dịch COVID-19...
 
6. Kế hoạch số 1119/KH-BGDĐT ngày 15 tháng 10 năm 2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về thông tin, tuyên truyền thực hiện Quyết định 2646/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030"
a) Hiệu lực thi hành: Công văn này có hiệu lực từ ngày 15/10/2021.
b) Đối tượng áp dụng: Cơ sở giáo dục đại học, trường cao đẳng sư phạm.
c) Nội dung cơ bản:
Ngày 15/10/2021, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kế hoạch số 1119/KH-BGDĐT về thông tin, tuyên truyền thực hiện Quyết định 2646/QĐ-BGDĐT ngày 23/8/2021 của Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng xã hội học tập giai đoạn 2021-2030".
Theo đó, mục đích, yêu cầu của kế hoạch là:
1. Đẩy mạnh tuyên truyền nhằm tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các ngành, các cấp và các tầng lớp nhân dân trong việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong điều kiện phát triển nền kinh tế số, xã hội số.
2. Vận động toàn dân tích cực tham gia phong trào thi đua về công tác xây dựng xã hội học tập, gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác nhằm nâng cao dân trí, nâng cao chất lượng nhân lực, góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước.
3. Tăng cường công tác phối hợp, chia sẻ thông tin giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với các cơ quan thông tấn, báo chí, đảm bảo thông tin, tuyên truyền về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án đến các tầng lớp nhân dân trên cả nước bằng nhiều hình thức truyền thống phong phú, đa dạng, phù hợp với điều kiện của từng địa phương; đồng thời, đảm bảo thông tin về tình hình triển khai, thực hiện Đề án của các bộ, ngành, đoàn thể trung ương và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ...
(Cập nhật đến ngày 31 tháng 10 năm 2021)
Phòng Thanh tra và Pháp chế
Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Địa chỉ: Nhà E4, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội
Tel: (84.24) 37547506 - Fax: (84.24) 37546765
Email: news_ueb@vnu.edu.vn
Website: http://ueb.edu.vn - http://ueb.vnu.edu.vn
Top